Bia rượu nhập khẩu, đồ uống, hộp, túi quà tặng chính hãng
Hôm nay :

Hotline: 0982-184-670

[tintuc]


Lá ngải cứu là một vị thuốc chữa nhiều loại bệnh trong Đông Y, có vị đắng, tính ấm. Ngoải ra, lá ngải cứu cùng là 1 loại gia vị trong chế biến món ăn rất ngon và mùi vị độc đáo.

Theo Tây Y, ngải cứu chứa nhiều hợp chất rất tốt như tanin có tác dụng chống phù nề, mineol chống quá trình xơ hóa, làm giảm đau, thyon có tác dụng kích thích gân cơ, dây chằng giúp phục hồi cử động tốt cho xương khớp. Ngải cứu cũng chứa nhiều hoạt chất như cineol, dehydro matricaria este, tricosanol, tetradecatrilin hỗ trợ lưu thông máu não giúp giảm đau đầu hiệu quả mà rất lành tính.

Bia Rượu Quà sẽ giới thiệu đến bạn cách làm món ăn từ lá ngải cứu đơn giản với nguyên liệu và cách làm đơn giản là bài thuốc quý cho người nội trợ đưa vào thực đơn mỗi ngày.


Trứng rán ngải cứu


Đây là món ăn rất đơn giản mà nhiều người hay ăn trong bữa sáng, vị ngải cứu hơi đắng hòa cùng trứng vàng ươm bùi ngậy, thoảng hương thơm dân dã. Món ăn này đơn giản lại hợp khẩu vị nhiều người, có tác dụng chữa đau đầu, xương khớp, đau bụng phụ nữ vào chu kỳ hàng tháng.

Một cách khác để làm món ăn này là sử dụng ngải cứu thái nhở trộn cùng trứng đánh đều, nêm nếm gia vị vừa ăn. Sau đó, cho hỗn hợp này vào lá chuối tươi nướng trên than hoa, cách làm này cho ra hương vị mới lạ và rất ngon, dư vị đất trời như lan tỏa trong mùa đông. 


Trứng vịt lộn hầm ngải cứu


Món ăn giàu năng lượng, phù hợp với khẩu vị mọi lứa tuổi rất dễ ăn. Tuy nhiên, trứng vịt lộn khó tiêu do chứa chất đạm và cholesterol cao vì thế tránh ăn vào buổi tối dễ bị đầy hơi, không tốt cho hệ tiêu hóa. Thời điểm thích hợp nhất để ăn món ăn này là vào buổi sáng hoặc tráng miệng sau bữa ăn chính.

Cách làm:

- Rau ngải cứu nhặt lấy lá bánh tẻ và lá non, bỏ phần cọng cứng, lá già rồi rửa sạch, để ráo nước.

- Trứng vịt lộn chọn quả non, nhẹ nhàng cọ rửa sạch vỏ bên ngoài.

- Cho trứng vào hầm lửa vừa. Sau 10 phút khi trứng chín thì đập nhẹ để vỏ hơi nứt, cho rau ngải cứu vào hầm cùng để trứng ngấm dần hương vị từ ngải cứu để thêm phần bổ dưỡng.

- Món này nên ăn nóng, có thể kèm chút gừng thái sợi để tăng vị ấm nóng. Không ăn nguội vì món ăn dễ bị tanh.

- Ngoài trứng vịt lộn có thể thay bằng các nguyên liệu khác như chim câu, gà ác, tim lợn, óc lợn... hầm cùng ngải cứu cũng có tác dụng giảm căng thẳng, mệt mỏi và đau đầu hiệu quả.


Canh ngải cứu nấu thịt


Một món canh nóng hổi xanh tươi lá ngải cứu hơi đắng kết hợp thịt ngọt mềm đổi vị cho bữa cơm thêm ngon miệng.

Cách làm:

- Rau ngải cứu nhặt lấy phần lá non, lá bánh tẻ rồi rửa sạch, để ráo nước, cắt rối hoặc để cả cây tùy chọn.

- Thịt nạc băm nhỏ ướp với chút mắm, muối, hạt nêm cho thấm vị.

- Phi thơm hành, trút thịt nạc vào xào săn, căn lượng nước vừa đủ bát canh rồi cho vào. Khi nước sôi, cho rau ngải cứu vào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi múc ra ăn nóng.

- Món này không chỉ giúp an thần, giảm triệu chứng đau đầu mà còn chữa các bệnh của phụ nữ như kinh nguyệt không đều, đau bụng khi tới chu kỳ...

Ngoài chế biến các món ăn, có thể dùng ngải cứu sắc nước uống, làm túi chườm, xông hơi cũng tốt.

Chú ý: Vì ngải cứu chứa dược tính cao nên chỉ ăn một, hai lần mỗi tuần bởi nếu dùng nhiều có các tác dụng phụ. Những người có bệnh lý về viêm gan, sỏi thận, xơ vữa động mạch, phụ nữ mang thai ba tháng đầu thai kỳ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Hãy theo dõi Bia Rượu Quà để có thông tin đầy đủ về bia nhập khẩu, rượu vang, rượu pha chế, rượu Vodka... và nhiều sản phẩm tiêu dùng gia đình.

[/tintuc]

[tintuc]


Gỏi đu đủ chua ngọt là giống với món gỏi salad trộn của các nước khác, được mọi người yêu thích và phù hợp với mọi người kể cả trẻ em. Món ăn này thường được mọi người sử dụng trong bữa ăn gia đình tới hàng quán vỉa hè thậm chí xuất hiện trong nhà hàng sang trọng.

Với hương vị thơm ngon, sự kết hợp của rất nhiều loại rau thơm, chua, cay, mặn, ngọt đầy đủ tạo nên sức cuốn hút không ngừng của món gỏi đu đủ chua ngọt. Gỏi đu đủ chua ngọt là món ăn rất phù hợp trong những ngày sau tết khi bạn đã nạp nhiều chất đạm, chất béo sau dịp lễ Tết. Bia Rượu Quà sẽ giới thiệu đến bạn cách làm gỏi đu đủ chua ngọt dưới đây nhé!


Chuẩn bị nguyên liệu làm gỏi đu đủ chua ngọt


- Đu đủ xanh hoặc chín tới 2 quả
- Tai heo 300g
- Cà rốt 1 củ
- Lạc rang 200g
- Lá mùi 1 mớ nhỏ
- Rau kinh giới 1 mớ, rau tía tô 1 mớ
- Chanh 2 quả, ớt tươi 3 quả
- Tỏi 1 củ
- Gia vị: đường, hạt nêm, nước mắm

Cách làm gỏi đu đủ chua ngọt


Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

- Đu đủ xanh về gọt vỏ sau đó rửa sạch, cắt bỏ phần cuống quả rồi bào đu đủ thành sợi mỏng nhỏ. Sau đó cho đu đủ bào thau nước muối pha loãng ngâm đu đủ trong 15 phút để loại bỏ nhựa, giúp đu đủ gĩ màu sắc tưới và giòn hơn.

- Cà rốt đem rửa sạch gọt vỏ cắt bỏ 2 đầu củ sau đó bào cà rốt thành những sợi nhỏ và cho vào thau nước muối pha loãng ngâm cà rốt trong thời gian 10 phút để tăng độ giòn.

- Lạc rang đem giã nhỏ

- Lá mùi, kinh giới, tía tô đem rửa sạch rồi sau đó ngâm lại với nước nước muối pha loãng trong thời gian 15 phút sau đó vớt ra để ráo.

- Tỏi bóc vỏ đập dập băm nhỏ, ớt đem rửa sạch thải nhỏ băm nhỏ


Bước 2: Làm nước mắm trộn gỏi đu đủ

Bạn có thể pha theo tỉ lệ công thức như sau: chuẩn bị một bát nhỏ cho vào 2 muỗng nước đun sôi để nguội, 2 muỗng đường, 1.5 muỗng nước cốt chanh, 1.2 muỗng nước mắm sau đó khuấy đều lên cho gia vị được hòa tan. Sau đó cho phần tỏi băm, ớt băm vào khuấy đều lên lần nữa nêm nếm lại cho vừa miệng là được.

Bước 3: Trộn gỏi đu đủ chua ngọt

Tùy theo số lượng bạn có thể cho vào 1 cái nồi để trộn đu đủ, cà rốt đã ráo vào tiếp đó cho tai heo nếu có, rồi cho phần nước trộn đã pha trước đố vào, dùng tay xới trộn đều lên cùng đu đủ và cà rốt sau đó cho lạc rang giã nhỏ vào trộn đều, cuối cùng cho lá mùi, rau kinh giới, rau tía tô vào trộn thêm lần nữa là được.

Cuối cùng, bước quan trọng nhất đây rồi, bày nộm ra đĩa và thưởng thức.


Thành phẩm món gỏi đu đủ chua ngọt


Nộm đu đủ chua ngọt có độ giòn giòn của đu đủ kết hợp cùng cà rốt, vị bùi thơm của lạc rang và vị thơm của các loại rau thơm, nước trộn chua chua ngọt ngọt vừa ăn  tạo nên món ăn rất ngon và hấp dẫn đổi bữa cực kì ngon mà mọi người trong gia đình ai cũng yêu thích. Hãy theo dõi Bia Rượu Quà để có thông tin đầy đủ về bia nhập khẩu, rượu vang, rượu pha chế, rượu Vodka... và nhiều sản phẩm tiêu dùng gia đình.

[/tintuc]

[tintuc]


Dữ liệu từ CoinMarketCap cho biết vào rạng sáng 28/2, giá Bitcoin đã tăng mạnh vượt qua 57.000 USD.

Ngày 25.2, Ngân hàng châu Âu đưa ra bình luận về Bitcoin là một loại tiền kỹ thuật số phi tập trung toàn cầu và chưa thể hiện giá trị hợp lý chỉ bằng 0. Ngân hàng trung ương châu Âu từ trước đến nay luôn cho tiền số là một kênh đầu từ không đảm bảo. Nhưng trái với những quan điểm này, giá của đồng bitcoin gần đây liên tục tăng, nay đã vượt qua mốc 57.000 USD, mức cao nhất kể từ cuối năm 2021.

Đồng bitcoin hiện nay đã chạm mức cao nhất trong hai năm qua. Đây là dấu hiệu cho thấy đồng Bitcion đang được nhiều nhà đầu tư săn lùng mua vào đẩy giá trị nó lên cao.

Đồng bitcoin phục hồi hơn 10% trong hai phiên vừa qua, sau khi nhà đầu tư tiền kỹ thuật số là Công ty phần mềm MicroStrategy mua thêm khoảng 3.000 bitcoin, tương đương chi ra khoảng 155 triệu USD.


Nhờ vào việc chính quyền Mỹ cho phép mở các quỹ hoán đổi danh mục ETF bitcoin giao ngay, giá của bitcoin đã có động thái tăng liên tục nhờ vào thay đổi này. 9 quỹ ETF Bitcoin mới ra mắt trong ngày giao dịch 26.2 đã ghi nhận khối lượng giao dịch lên đến hơn 2,4 tỷ USD, vượt qua kỷ lục trước đó vào ngày 11.1.

Những biến động trên thị trường tiền số cho thấy nhà đầu tư vẫn đang cực kỳ lạc quan về triển vọng  của BTC trong thời gian tới đây.

Giá Bitcoin tăng cao được xem là tín hiệu tích cực cho toàn bộ thị trường tiền điện tử. Trong 24h qua, giá Ethereum đã tăng 5%, lên mức 3.240 USD. Hàng loạt các đồng tiền điện tử khác như Solana tăng 8,3%, BNB tăng 4,7%, Avalanche tăng 7%...

Trong năm 2023, Bitcoin đã tăng 150% giá trị. Nhiều chuyên gia kỳ vọng rằng giá Bitcoin sẽ tiếp tục tăng cao trong năm nay có thể trở lại mức 70.000 USD như trước. Dự đoán trên được đưa ra trong bối cảnh Bitcoin sắp bước tới giai đoạn "halving".


Khi quá trình "halving" xảy ra, phần thưởng dành cho các thợ đào Bitcoin sẽ giảm xuống một nửa. Việc này xảy ra mỗi 4 năm một lần, góp phần thúc đẩy quá trình tạo ra 1 đồng Bitcoin. Đối với các chu kỳ trước đây, quá trình Bitcoin "halving" thường sẽ diễn ra một năm trước chu kỳ tăng giá. Hãy theo dõi Bia Rượu Quà để có thông tin đầy đủ về bia nhập khẩu, rượu vang, rượu pha chế, rượu Vodka... và nhiều sản phẩm tiêu dùng gia đình.

[/tintuc]

[tintuc]


Giới thiệu thương hiệu bánh quế Poca


Poca là thương hiệu bánh kẹo trực thuộc tập đoàn Pepsico. Ra mắt lần đầu tiên vào năm 2006, Poca nhanh chóng trở thành một trong những thương đồ ăn vặt được yêu thích tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Trong dịp đón năm mới 2024, nhà sản xuất Poca đẫ cho ra mắt 2 sản phẩm bánh quế rất mới cực kì hấp dẫn.

Khám phá hương vị độc đáo của các loại bánh quế Poca. Với lớp vỏ giòn tan hòa quyện nhân kem hương ổi hồng và trứng muối, thơm ngon khó cưỡng. Bia Rượu Quà sẽ giới thiệu đến bạn 2 hương vị bánh quế que Poca qua bài viết dưới đây.


2 hương vị bánh quế Poca mới


Bánh quế nhân kem hương ổi hồng Poca


Mới đây, Poca đã cho ra mắt sản phẩm mới bánh quế nhân kem hương ổi hồng. Với lớp vỏ bánh quế giòn tan kết hợp cùng nhân kem ổi hồng thơm lừng, hứa hẹn sẽ là món ăn vặt mới toanh, mang đến trại nghiệm mới mẻ mà bạn không thể bỏ qua.

- Giá tham khảo 1 hộp bánh quế nhân kem hương ổi hồng Poca 115g khoảng 16.000 đồng.

Bánh quế nhân kem hương trứng muối Poca


Bánh quế nhân kem hương trứng muối Poca là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị ngọt dịu nhẹ, giòn tan của lớp vỏ bánh quế cùng vì mặn béo của trứng muối rất hấp dẫn. Đây là một trong những hương vị bán chạy nhất của Poca, được rất nhiều khách hàng sử dụng yêu thích và đánh giá cao.


Giá tham khảo 1 hộp bánh quế nhân kem hương trứng muối Poca 115g khoảng 16.000 đồng.

Không còn gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức những miếng bánh quế Poca giòn tan, ăn là mê. Hãy theo dõi Bia Rượu Quà để có thông tin đầy đủ về bia nhập khẩu, rượu vang, rượu pha chế, rượu Vodka... và nhiều sản phẩm tiêu dùng gia đình.

[/tintuc]

[tintuc]


Cá diêu hồng hấp bia theo phong cách Hồng Kông là một món ăn thơm ngon hấp dẫn được nhiều người yêu thích. Hôm nay, hãy cùng Bia Rượu Quà vào bếp và học ngay cách chế biến món cá diêu hồng hấp bia độc đáo này để chiêu đãi cả nhà bạn nhé!

Chuân bị nguyên liệu

- 1 con cá diêu hồng (1 – 1,2kg)
- 1 nhánh gừng
- 1 củ tỏi
- 1 lon bia
- Hành khô, thì là, hành lá, ớt
- Gia vị: Mắm, muối, mì chính, hạt tiêu, sa tế, tương ớt
- Ăn kèm bánh tráng, bún, rau sống (tùy chọn)


Cách làm

Sơ chế cá: Cá diêu hồng cạo sảy vảy, mổ bỏ ruột, cạo hết máu và màng đen trong bụng. Sau đó, dùng  chanh và muối hạt hoặc rượu gừng chà sát vào khắp bề mặt cá để khử tanh rồi rửa sạch lại.

Chuẩn bị các nguyên liệu khác: Thì là, hành lá rửa sạch, thái khúc. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Hành khô bóc vỏ, thái lát. Gừng thái sợi. 

Làm sốt ướp cá: Bạn pha gia vị ướp theo tỉ lệ gồm có 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh tương ớt, 1/2 thìa canh sa tế, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê mì chính, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu, 1 - 2 thìa canh bia lạnh để khử tanh và dậy vị cho món cá hấp, thêm chút đường cho dịu vị rồi khuấy đều cho hỗn hợp đồng nhất.

Ướp cá: Xoa đều hỗn hợp sốt ướp trên khắp mình cá (cả bên trong và bên ngoài). Bọc màng bọc thực phẩm để ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút cho cá thấm vị. Cho thêm gừng thái sợi ướp cá. Xếp hành khô thái lát, ớt lên các miếng cá thêm phần bắt mắt.


Hấp cá: Cho nước vào khoảng 1/4 nồi đun sôi và 1 lon bia vào rồi đặt vỉ cho cá vào hấp cách thủy. Sau  15 - 20 phút là cá chín, bạn cho hành lá, thì là vào để hấp vài phút cho rau thơm chín tới là được. Lấy cá ra, rắc chút tỏi phi lên trên cho thơm và thêm phần bắt mắt. 

Cách pha nước mắm gừng chấm cá: Cho gừng, tỏi, ớt cùng chút đường vào cối giã nhuyễn rồi thêm nước mắm, nước lọc sạch, chanh khuấy đều, nêm nếm cho vừa miệng.

Cá giữ nguyên miếng không bị nát, vị vừa ăn, mềm ngọt, thoảng chút mùi thơm từ bia, thì là và hành lá. Bạn có thể kết hợp món ăn cùng cơm trắng hoặc cuốn bánh tráng, bún cùng rau sống chấm nước mắm chua ngọt rất cuốn vị.

Chú ý khi chế biến món ăn

Khi sơ chế cần làm kĩ rửa sạch cá để khử tanh. Có nhiều cách truyền thống như chà xát chanh và muối hạt, rửa bằng nước vo gạo, ngâm hỗn hợp rượu gừng đập dập...

Hấp cùng bia sẽ giúp món ăn khử tanh và tạo hương vị thơm ngon hơn.


Món này nên ăn vào cuối tuần và để tránh việc thổi nồng độ lên cồn khi tham gia giao thông. Lưu ý, sau khi ăn bạn cần nghỉ ngơi 50 - 60 phút, uống nhiều nước lọc để đào thải nhanh. Thực tế khi làm cá hấp bia cách thủy, lại trộn nhiều gia vị ướp nên lượng cồn lưu giữ lại trong thức ăn không nhiều như khi uống trực tiếp. Hãy theo dõi Bia Rượu Quà để có thông tin đầy đủ về bia nhập khẩu, rượu vang, rượu pha chế, rượu Vodka... và nhiều sản phẩm tiêu dùng gia đình.

[/tintuc]

[tintuc]


Đậu phụ chiên sốt sốt chua ngọt tuy đơn giản nhưng ăn rất lạ miệng. Không giống như đậu sốt cà chua, món này có vị đậm đà hơn, ngậy hơn, thơm hơn do từng miếng đậu quyện cùng nước sốt xì dầu. Món ăn đơn giản mà rất ngon mà bạn có thể chế biến để ăn trong những ngày lạnh này. Cùng tham khảo cách làm món đậu phụ sốt cay trong bài viết dưới đây.

Chuẩn bị nguyên liệu:


- Đậu phụ tươi 3 bìa
- Ớt xanh, đỏ 1 quả
- Hành lá 3 cây
- Tỏi 3 tép
- Xì dầu, mì chính, nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm, đường.

Cách làm đậu phụ sốt cay tẩm hành


Chọn đậu phụ mới còn nóng là tốt nhất, nếu không có thì lựa bìa đậu có màu trắng ngà tựa đậu nành, bề mặt mịn màng, có mùi thơm tự nhiên, khi cầm lên tay không bị cứng quá, có độ đàn hồi nhẹ là đậu ngon. Đậu mua về thấm khô rồi cắt miếng vừa ăn.

Các nguyên liệu khác: Món đậu phụ sốt cay có nguồn gốc từ người Hoa, biến tấu một chút để hợp khẩu vị của người Việt. Ngoài đậu và xì dầu, chúng ta sẽ dùng thêm hành hoa cọng nhỏ, xanh thẫm, hơi đanh cứng thì khi thái không bị dập, khi tẩm đậu nóng vào sẽ dậy mùi thơm mà không bị xỉn màu. Để tăng vị cay và màu sắc cho món ăn thêm chút ớt xanh đỏ bỏ hạt thái vừa miếng, sa tế. 

Pha sốt xì dầu gồm: 3 - 4 thìa canh xì dầu, 3 thìa canh nước lọc, 1 thìa canh giấm, 1/2 thìa canh sa tế, 1 thìa cà phê đường, nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi khuấy đều cho tan. Phi thơm hành tỏi, cho hỗn hợp sốt xì dầu vào đảo sơ, tắt bếp để riêng.


Đun nóng dầu ăn, thử đầu đũa thấy sủi tăm là đạt độ nóng, cho đậu phụ vào rán ở lửa vừa. Nên rán ngập dầu thì đậu mới nở phồng bên ngoài mà bên trong vẫn mềm thơm. Chú ý thỉnh thoảng lật trở cho đậu vàng giòn các mặt. Tùy theo khẩu vị của gia đình bạn có thể rán non hoặc rán vàng giòn, nếu thích vỏ giòn rụm thì rán 2 lần lửa hoặc tăng nhiệt gần cuối để đậu thoát dầu.

Cho phần tỏi phi thơm, sau đó cho phần sốt xì dầu đã pha sẵn vào đun. Lần lượt gắp từng miếng đậu đang rán căng phồng, vào hỗn hợp sốt xì dầu. Đun sôi cho đến khi sốt cạn bớt và sánh lại, đậu đang nóng nhanh chóng làm hành chín tái giữ màu xanh và thấm vừa vặn vị ngọt ngon từ xì dầu. Cách này giúp đậu giữ được lớp vỏ giòn xốp mà ruột lại đậm đà. Sau đó cho hành xanh và ớt tươi vào.

Yêu cầu thành phẩm: Từng miếng đậu căng phồng, bên ngoài vàng ươm, giòn xốp mà bên trong béo mềm, thấm vị mặn ngọt hài hòa, dậy mùi thơm của hành lá. Món ăn này dễ chiếm thiện cảm cả người già và trẻ nhỏ nhất là trong tiết trời se lạnh mưa xuân.


Vài lưu ý khi chế biến để có món đậu phụ sốt cay thêm ngon


Đậu phụ rán mỡ lợn là ngon nhất vì có vị bùi béo, vỏ nhanh vàng mà ít bị ngấm mỡ vào trong.

Chú ý canh lửa khi rán đậu, điều chỉnh nhiệt để có miếng đậu rán vàng đều, giòn thơm. Trong các giáo trình ẩm thực khi làm chín thực phẩm nói chung bằng chất béo có câu ''Nhất rán da, hai rán chín, ba rán giòn'' nghĩa là ban đầu cho thực phẩm vào rán ở nhiệt phải đủ nóng (thử đầu đũa sủi tăm) để giúp định hình, làm se bề mặt ngoài, sau đó giảm nhiệt để rán chín từ từ bên trong và vàng bên ngoài bề mặt. Khi thực phẩm đã chín cần tăng lửa, căng nhiệt nhằm tách, thoát dầu giúp thực phẩm vỏ ngoài giòn, bên trong mềm ngọt mà không bị ngấy.


Đây là món ăn nóng nên thưởng thức ngay sau khi chế biến, không đậu bị nguội mất mất đi sự thơm ngon hoặc ngâm đậu nguội vào, điều này khiến đậu khó thấm vị hơn nữa vỏ ngoài dễ bị xẹp ỉu, không giòn, kém vị. Hãy theo dõi Bia Rượu Quà để có thông tin đầy đủ về bia nhập khẩu, rượu vang, rượu pha chế, rượu Vodka... và nhiều sản phẩm tiêu dùng gia đình.

[/tintuc]

[tintuc]


Thịt luộc chấm mắm tôm là một món ăn đơn giản, dễ làm nhưng lại mang đến 1 trải nghiệm vị ngon vô cùng đặc biệt. Cùng vào bếp ngay làm ngay thôi bạn nhé!

Cách làm món thịt luộc chấm mắm tôm là một món ăn ngon khó cưỡng. Thịt heo mềm, thơm, chấm cùng mắm tôm đậm đà rất hấp dẫn. Bia Rượu Quà sẽ hướng dẫn bạn chế biến món ăn ngon này.


Chuẩn bị nguyên liệu làm thịt luộc chấm mắm tôm


  • 500g thịt ba chỉ
  • Hành tím
  • Tỏi
  • Mắm tôm
  • Trái tắc
  • Trái ớt hiểm
  • Dầu ăn
  • Gia vị: Muối, đường, hạt nêm

Cách làm món thịt luộc


- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Thịt ba chỉ mua về, bạn hãy rửa sạch với nước và muối. Chú ý khi chọn thịt ba chỉ, bạn nên lựa miếng nào có màu hồng tươi sáng tự nhiên, thớ thịt liền khối, lớp da mỏng. Khi ấn tay vào có độ đàn hồi tốt. Tránh mua thịt màu sắc biến đổi, có mùi lạ, không có độ đàn hồi và mềm nhão là thịt để lâu, không đảm bảo sức khỏe.

Hành tím bóc vỏ, bạn hãy lấy một nửa băm nhuyễn và một nửa mang đi cắt lát. Ớt rửa sạch, cắt nhỏ.


- Bước 2: Luộc thịt
Bắc nồi nước lên bếp. Khi nước sôi, bạn cho thịt heo, cho thêm vào hành tím cắt lát, một chút muối, hạt nêm vào cùng cho thịt đậm đà hơn. Đậy vung và luộc thịt khoảng 20 - 30 phút cho thịt chín. Khi đã luộc xong, bạn vớt thịt ra, để nguội và cắt lát mỏng.

- Bước 3: Pha mắm tôm
Bạn hãy pha theo công thức này, rất đơn giản 2 muỗng mắm tôm, 2 muỗng đường vào chén. Hành tím băm mang đi phi thơm, đổ hỗn hợp hành phi nóng vào chén mắm tôm, khuấy đều. Cho thêm chanh, ớt theo khẩu vị.

Bạn hãy cho thịt luộc ra đĩa, cho mắm tôm vào chén. Bạn có thể dọn kèm với rau sống, bún, bánh tráng, cà pháo để thưởng thức cùng thịt luộc và mắm tôm, không cần quá cầu kì nhưng bạn đã có một mâm cơm thịnh xoạn thưởng thức cùng gia đình.


Tùy theo khẩu vị mỗi người và mỗi vùng miền mà pha nước chấm cho phù hợp. Đơn giản và phổ thông nhất là thịt ba chỉ luộc chấm muối tiêu chanh. 

Ở miền Bắc thường chấm mắm tôm đánh bông lên với chút đường cùng chanh. 

Người miền Trung thì có mắm tôm chua, ở Đà Nẵng thường chấm với mắm nêm. 

Ở miền Tây Nam Bộ ăn thịt luộc với mắm cá linh rất ngon. Món ăn này đơn giản, dễ làm, dễ chiều vị giác mọi người bất kể vào mùa nào trong năm.

Thịt ba chỉ luộc mềm, thơm, có chút beo béo, chấm cùng với mắm tôm thơm nồng, cay cay, thơm mùi tắc rất hấp dẫn. Món thịt luộc chấm mắm tôm rất hợp khi ăn với bún. Cùng chế biến và thưởng thức ngay bạn nhé!


Trên đây là cách làm món thịt luộc chấm mắm tôm thơm ngon đơn giản bổ sung vào trong danh sách thực đơn của bạn tại nhà. Hãy theo dõi Bia Rượu Quà để có thông tin đầy đủ về bia nhập khẩu, rượu vang, rượu pha chế, rượu Vodka... và nhiều sản phẩm tiêu dùng gia đình.

[/tintuc]

[tintuc]


Theo quan niệm của người xưa, cúng cả năm không bằng cúng ngày rằm tháng riêng - Tết Nguyên Tiêu là một trong những ngày lễ quan trọng đối với người dân Việt Nam nhưng không phải ai cũng hiểu biết rõ về ý nghĩa của ngày lễ này. Vậy Tết Nguyên Tiêu là gì? Nên ăn gì trong ngày lễ này? Hãy cùng Bia Rượu Quà tìm hiểu về ngày lễ quan trọng này trong bài viết dưới đây nhé!

Tết nguyên tiêu là gì?


Tết Nguyên Tiêu hay còn tên gọi khác rằm tháng Giêng là một ngày lễ bắt nguồn từ Trung Hoa kéo dài từ ngày 14 - 15 tháng Giêng âm lịch. Tham khảo tái liệu nghiên cứu của nhiều cơ quan chuyên môn, Tết Nguyên Tiêu đều bắt nguồn từ những sự tích của Trung Quốc và câu chuyện về nguồn gốc của nó cũng có nhiều phiên bản khác nhau để người hiểu hơn về ngày lễ này chỉ mang tính chất tham khảo.

Tết Nguyên Tiêu trong năm 2024 rơi vào Thứ 7, ngày 24 tháng 2 Dương lịch.


Nguồn gốc của tết nguyên tiêu?


Theo nhiều nguồn tài liệu, Tết Nguyên Tiêu xuất hiện từ thời Tây Hán (Trung Hoa), có cô gái trẻ sống trong cung không được phép về thăm cha mẹ vào ngày 15/1 (âm lịch), quá đau buồn nên có ý định lao xuống giếng tự tử. Cảm động trước lòng hiếu của cô gái, vị quan cận thần của Hoàng đế nghĩ ra một kế giúp cô. Ông tâu vua rằng vào ngày 16/1, thiên đình sẽ sai hỏa thần xuống thiêu rụi kinh thành. Để tránh tai họa, trước đó một hôm, mọi người phải treo đèn lồng trước cửa nhà mình và ngoài đường.

Theo lệnh của Vua, vào rằm tháng Giêng, nhà nhà đều treo đèn lồng. Nhân lúc mọi người đang mải ngắm những chiếc đèn xinh xắn đó, cô gái trẻ đã trốn về nhà thăm cha mẹ mà không ai biết.

Từ đó trở đi, cứ vào ngày 15 tháng Giêng, cả nước sẽ treo đèn lồng và cung nữ được đoàn tụ cùng người nhà. Tết Nguyên Tiêu này dần được lan rộng và lưu truyền qua nhiều thời kỳ và ảnh đến các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.


Ý nghĩa tết nguyên tiêu?


Trong quan niệm của người Việt rằng “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”, chính vì thế các gia đình thường chuẩn bị rất kỹ lưỡng trong ngày này. Tết Nguyên Tiêu được hiểu là đêm trăng tròn đầu tiên của một năm. “Nguyên” được hiểu là thứ nhất, còn “tiêu” tức là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn có tên gọi khác là ngày lễ Thượng Nguyên, mục đích là để phân biệt với Tết Trung Nguyên (Rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng mười). Tuy nhiên người Việt Nam thường quen gọi là rằm tháng Giêng.

Vào ngày lễ này mỗi gia đình thường sẽ bày một mâm cỗ cúng để thể hiện lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên câu mong năm mới an lành và nhiều tài lộc.

Phong tục tết nguyên tiêu ở các nước Châu Á khác?


Tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam


Tết Nguyên Tiêu ở Việt Nam diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng, đây cũng là thời điểm mà nhiều người lên chùa cầu mong điềm lành, bình an trong năm mới. Ở những nơi có cộng đồng người Hoa sinh sống như Hội An, Sài Gòn Chợ Lớn... thì họ sẽ tổ chức nhiều hoạt động đặc biệt như: diễu hành trên đường phố, tổ chức nhiều trò chơi dân gian đố chữ, múa lân, trình diễn âm nhạc…


Tết Nguyên Tiêu của người Hoa – Trung Quốc


Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc còn được gọi là Tết Thượng Nguyên hay Tết Trạng nguyên. Người dân sẽ lên chùa cầu an cầu phước, ăn bánh trôi (gọi là “thang viên” – viên tròn trong nước), thi đoán hình thù trên lồng đèn, ngâm thơ, ghi ước nguyện lên đèn lồng và thả lên trời.

Tết Nguyên Tiêu tại các quốc gia khác:


Tết Nguyên Tiêu ở Hàn Quốc còn được gọi là lễ Daeboreum (대보름), đây là thời gian mọi người cùng nhau chơi trò chơi truyền thống Samulnori hoặc leo núi để trở thành người cầu may mắn và nhìn thấy mặt trăng đầu tiên.

Tại Nhật Bản tế nguyên tiêu được gọi là lễ Koshogatsu. Người dân sẽ tiến hành thả đèn lồng cầu nguyện với mong mong muốn có được vụ mùa bội thu. Thông thường, người Nhật Bản sẽ ăn cháo đậu đỏ vào buổi sáng của lễ Koshogatsu.

Tết nguyên tiêu ăn gì?


- Ở Trung Quốc, mỗi dịp Tết Nguyên Tiêu mọi người sẽ ăn bánh trôi, bánh táo đỏ, bánh yến mạch, há cảo…nhằm cầu mong sức khỏe, suôn sẻ trong cuộc sống.

- Ở Việt Nam, mọi người sẽ ăn bánh ú, xôi gấc, gà luộc, bánh chưng…vào dịp Tết Nguyên Tiêu để cầu cho gia đình được ấm no, hạnh phúc, may mắn.

- Đối với người Hàn Quốc, họ sẽ ăn Ogokbap – cơm nấu bằng 5 loại ngũ cốc và ăn Yaksin – thức ăn ngọt làm bằng gạo nếp và rượu gạo ướp lạnh. Còn tại Nhật Bản, họ sẽ ăn cháo đậu đỏ vào buổi sáng để cầu chúc vụ mùa bội thu.


Cách chuẩn bị mâm cúng tết nguyên tiêu của người Việt?


Cúng cỗ chay


Nhiều gia đình thường lựa chọn cỗ chay để cúng vào ngày rằm tháng Giêng để bày tỏ lòng thành kính. Khi chuẩn bị cỗ, bạn cần chuẩn bị các món ăn có nguyên liệu với 5 tông màu chủ đạo tượng trưng cho ngũ hành. Đặc biệt, gia chủ nên chuẩn bị số lượng món ăn theo số lượng khoảng 5 món, không nên chuẩn bị số chẵn.

Thông thường, nhiều gia đình sẽ lựa chọn các món ăn phổ biến như bánh trôi, chè, xôi đậu hoặc hoa quả… vừa tiện lợi lại rất dễ chế biến.


Cúng cỗ mặn


Cúng cỗ mặn lại có yêu cầu cao hơn so với cỗ chay. Bạn cần chuẩn bị đủ các món ăn với 6 đĩa: chả giò, bánh chưng, dưa muối/ củ kiệu, thịt gà, xôi và thịt heo cùng với 4 bát: canh mọc, canh miến, canh măng và canh bóng.

Tuy nhiên, đây cũng là những món ăn rất quen thuộc trong ngày Tết và mất nhiều thời gian nên phần lớn các gia đình đều chuẩn bị một mâm cơm mặn theo ý của bản thân. Cũng vì thế mà các món ăn truyền thống như canh mọc hay canh bóng dần được ít người lựa chọn trong mâm cỗ rằm tháng riêng.


Qua bài viết trên đây, chắc chắn bạn đã thêm nhiều thông tin về Tết Nguyên Tiêu, là một ngày lễ quan trọng trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Hãy chuẩn bị lễ thật tốt để tỏ lòng thành kính lên tổ tiên, ông bà, thần Phật cầu cho năm mới thịnh vượng, khỏe mạnh và thành công. Hãy theo dõi Bia Rượu Quà để có thông tin đầy đủ về bia nhập khẩu, rượu vang, rượu pha chế, rượu Vodka... và nhiều sản phẩm tiêu dùng gia đình.

[/tintuc]

[tintuc]


Lễ ca năm không bằng lễ ngày rằm Tháng Riêng, đây là 1 ngày khá quan trọng trong văn hóa của người Việt. Bạn rất muốn tự tay nấu dĩa xôi gấc thật ngon để trên ban thờ ngày lễ đặc biệt này nhưng lại chưa biết các làm hoặc nhà lại không có nồi hấp. Bia Rượu Quà sẽ vào bếp và hướng dẫn các bạn cách nấu xôi gấc bằng nồi cơm điện mà vẫn thơm ngon cùng như cách trang trí dĩa xôi xinh xắn trong 1 dịp vô cùng đặc biệt này nhé!

Chuẩn bị nguyên liệu nấu xôi gấc


Nguyên liệu dành cho 4 người:

- Gạo nếp 2 cốc
- Gấc 150g
- Muối 1 thìa cà phê
- Nước dừa 500ml
- Lá dứa 1 ít


Cách chế biến món xôi gấc bằng nồi cơm điện


Trộn gạo nếp với gấc

Gạo nếp vo sạch và ngâm trong nước khoảng từ 15 đến 20 phút rồi sau đó chắt bỏ nước đi.

Gấc bổ đôi dùng thìa nạo hết phần thịt gấc ra bát.

Sau đó, bạn dùng tay chà nhẹ nhàng nếp, cho muối và gấc vào gạo, trộn đều tay để màu gấc bám đều vào hạt nếp.

Khi gạo đã đều màu, bạn có thể để gạo trong 20 - 30 phút để ngâm đều gia vị và màu, thêm chút rượu trắng để giúp làm đậm thêm màu đỏ của gấc và làm cho món xôi có thêm mùi vị đặc biệt.


Đồ xôi gấc

Sau khi đã cho gấc bám đều vào hạt nếp và để yên trong 5 phút, các bạn cho nếp cùng hạt gấc vào nồi cơm điện, thêm nước và nước dừa vào sao cho chỉ xâm xấp bề mặt. Không nên cho nhiều nước tránh xôi bị nhão và hạt không tơi.

Đậy lá dứa lên trên bề mặt gạo để tăng thêm mùi vị cho món sôi.

Bạn gạt nút sang chế độ Cook (Nấu) và đợi cho đến khi cơm sôi nồi tự động chuyển sang chế độ Warm (Hâm nóng) thì mở nắp nồi cơm và dùng đũa xới xôi thật đều và nhẹ nhàng.

Việc xới xôi sẽ giúp bay đi một phần hơi nước giúp làm cho hạt xôi được tơi hơn. Sau đó, các bạn đóng nắp lại và đợi khoảng 10 phút nữa là xôi đã có thể sử dụng được.

Lưu ý: Khi xới xôi, nếu thấy nước vẫn còn nhiều thì nên chắt bớt ra ngoài, tránh xôi bị nhão.


Xôi gấc miền Bắc chỉ có đường và chút muối cho đậm đà. Tùy theo khẩu vị mỗi vùng miền, bạn điều chỉnh cho thích hợp, như miền Trung cho dầu hành phi, miền Nam thì thêm nước cốt dừa thêm phần béo ngậy.

- Nên chọn nếp cái hoa vàng với hạt mẩy đều, thơm dẻo, đồ xôi sẽ ngon.

- Chọn gấc cần chú ý: màu đỏ tươi, vỏ mỏng, gai nhỏ đều và thưa, cuống to sẽ có thịt dày và ngon.

- Khi đồ xôi cần canh lửa cho đều, nếu lửa to sẽ bị cháy, lửa non xôi lại không chín đều.

- Đồ xôi 2 lần lửa cho xôi ngậm đủ nước sẽ đảm bảo để lâu vẫn căng mọng, dẻo mềm.

- Nên cho đường ở lần đồ thứ 2 vì nếu cho đường ngay từ lúc đầu, gạp nếp sẽ lâu chín.

Trang trí món xôi


Nếu nhà có khuôn thì bạn có thể cho xôi vào khuôn để tạo hình cho thật đẹp cho đĩa xôi trên mâm cúng ngày rằm tháng riêng.

Nếu không có khuôn, bạn cứ đơm xôi ra đĩa và trang trí thêm bằng 1 vài hột gấc lên trên. Xôi với màu đỏ tươi tượng trưng cho may mắn, tài lộc trong những ngày đầu năm.


Hãy theo dõi Bia Rượu Quà để có thông tin đầy đủ về bia nhập khẩu, rượu vang, rượu pha chế, rượu Vodka... và nhiều sản phẩm tiêu dùng gia đình.

[/tintuc]

[tintuc]


Nộm sứa biển hiện nay là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ được nhiều người yêu thích, kết hợp với các loại rau củ quen thuộc tạo nên món nộm sứa giòn ngon, thanh mát rất ngon. Bạn có thể tham khảo cách làm món nộm sứa đơn giản dưới đây để trổ tài làm cho gia đình thưởng thức ngay.

Chuẩn bị nguyên liệu cho món nộm sứa

 
  • Sứa: 250g
  • Cà rốt: Nửa củ
  • Dưa chuột: 1 quả
  • Xoài xanh: Nửa quả
  • Hành tây: Nửa củ
  • Rau mùi, húng quế: 1 ít
  • Tỏi: 1 củ
  • Ớt: 1 quả
  • Nước mắm: 3 thìa
  • Nước cốt chanh: 3 thìa
  • Lạc rang: 1 ít
  • Vừng rang: 1 ít
  • Đường: 3 thìa


Cách làm nộm sứa


Bước 1: Sơ chế nguyên liệu


- Sứa ướp muối, ngâm nước sạch chừng 40 phút rồi rửa lại nhiều lần để loại bỏ vị mặn, mùi tanh.
- Sau đó, đun sôi nước cho sứa vào chần sơ rồi vớt ra ngay và ngâm vào bát nước đá lạnh, giúp cho sứa được giòn và giữ màu sắc đẹp.
- Rau mùi, húng quế rửa sạch, thái nhỏ. Cà rốt, dưa chuột và xoài xanh thì gọt vỏ, bào sợi.
- Hành tây bóc vỏ, thái miếng mỏng và ngâm trong nước đá có pha giấm hoặc chanh để giảm bớt mùi hăng.
- Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. 
- Ớt rửa sạch, thái nhỏ.
- Lạc và vừng rang đem giã dập để trộn cùng nộm tăng mùi thơm, béo bùi.

Bước 2: Pha nước mắm trộn nộm sứa


- Theo tỷ lệ: 3:3:3 cho 3 thành phần nước mắm, đường và nước cốt chanh vào bát to. Tiếp đó, dùng thìa khuấy đều cho gia vị tan rồi thêm tỏi và ớt băm vào.
- Nếm thấy phần nước mắm trộn đậm đà, có vị chua chua, cay cay là có thể đem đi trộn nộm.

Bước 3: Trộn nộm sứa


- Lần lượt cho sứa, cà rốt, xoài xanh, dưa chuột, hành tây thái sợi vào 1 chiếc bát tô. Tiếp đó, rưới phần nước mắm chua ngọt đã pha lên trên và trộn đều.
- Để 30 phút, cho nước mắm trộn thấm đều vào các nguyên liệu là có thể ăn được.

Bước 4: Hoàn thành và bày ra đĩa


Trước khi ăn, rắc phần rau mùi, húng quế cùng vừng, lạc đã giã dập lên trên nộm sứa, đảo đều một lần nữa rồi gắp ra đĩa. Vậy là bạn đã hoàn thành món nộm sứa giòn dai sần sật tại nhà rất đơn giản.


Lưu ý để có 1 đĩa nộm sứa giòn ngon


Để có món nộm sứa ngon, để lâu vẫn giòn và không bị chảy nước bạn cần lưu ý một số điều sau:

- Chọn mua loại sứa tươi ngon. Trên thị trường hiện có 2 loại sứa là loại tươi và loại đóng gói đã qua sơ chế.

- Với sứa đã sơ chế, bạn cần chú ý thông tin được in trên bao bì như: thông tin nhà sản xuất, hạn sử dụng... Nên mua loại sứa mới sản xuất và thời gian sử dụng còn dài.

- Với sứa tươi, khi mua bạn nên cầm vào sứa để cảm nhận được độ săn chắc, tươi ngon.

- Cần quan sát màu sắc của sứa. Những con sứa ngon sẽ có màu hồng phớt trắng. Ngoài ra, trên bề mặt của chúng thường có lớp phấn mỏng như muối. Tuyệt đối không mua sứa có màu hơi ngả vàng, bởi đó là những con sứa đã bị ngâm qua hóa chất.

Sứa tươi ngon sẽ có mùi tanh đặc trưng và chạm vào không có cảm giác nhờn, bết dính.

Với dưa chuột, bạn nhớ cắt bỏ phần ruột của quả. Bởi phần này nhiều nước, nếu để lại sẽ khiến món nộm sứa kém hấp dẫn.

Phần rau củ rất dễ bị héo, mất nước. Do đó, để rau củ luôn giòn, bạn nên cho chúng vào hộp bảo quản thực phẩm hoặc túi trữ đông rồi cất trong ngăn mát tủ lạnh, khi nào chuẩn bị trộn nộm sẽ lấy ra dùng.

Không nên trộn nộm quá sớm vì rất dễ khiến nộm ra nước nhiều hơn so với bình thường. Ngoài ra, việc để nộm trong 1 thời gian dài cũng làm giảm đi độ giòn ngon.

Nên cho nước trộn vào theo nhiều lần, rót từ từ kết hợp dùng tay bóp nhẹ nhàng như thế sứa vừa ngấm gia vị lại tránh tình trạng ra nước.

Phần mắm trộn nộm sứa cần được pha đặc. Tùy vào sở thích của mỗi người mà pha đậm nhạt khác nhau. Khi gần ăn mới vắt thêm nước cốt chanh.


Các loại hạt như lạc, vừng phải cho sau cùng để giữ độ thơm ngon.

Cách làm nộm sứa như trên sẽ cho ra thành phẩm vô cùng thơm ngon. Sứa giòn sần sật thấm đẫm vị chua chua, cay cay. Rau củ giòn ngọt, thanh mát, xoài xanh chua chua giúp món ăn thêm nhiều hương vị. Đặc biệt là sứa không hề bị tanh, nộm để lâu không ra nước.

Nộm sứa không nên để quá lâu vì rất dễ ra nước và làm mất đi độ giòn vốn có của món ăn.

Mong rằng, với cách làm nộm sứa đơn giản như trên, bạn sẽ có thêm một công thức món ăn ngon chiêu đãi gia đình. Hãy theo dõi Bia Rượu Quà để có thông tin đầy đủ về bia nhập khẩu, rượu vang, rượu pha chế, rượu Vodka... và nhiều sản phẩm tiêu dùng gia đình.

[/tintuc]

BACK TO TOP
icon zalo