Tìm hiểu về tết nguyên tiêu, nên cúng gì trong ngày này?
Hôm nay :

Hotline: 0982-184-670

[tintuc]


Theo quan niệm của người xưa, cúng cả năm không bằng cúng ngày rằm tháng riêng - Tết Nguyên Tiêu là một trong những ngày lễ quan trọng đối với người dân Việt Nam nhưng không phải ai cũng hiểu biết rõ về ý nghĩa của ngày lễ này. Vậy Tết Nguyên Tiêu là gì? Nên ăn gì trong ngày lễ này? Hãy cùng Bia Rượu Quà tìm hiểu về ngày lễ quan trọng này trong bài viết dưới đây nhé!

Tết nguyên tiêu là gì?


Tết Nguyên Tiêu hay còn tên gọi khác rằm tháng Giêng là một ngày lễ bắt nguồn từ Trung Hoa kéo dài từ ngày 14 - 15 tháng Giêng âm lịch. Tham khảo tái liệu nghiên cứu của nhiều cơ quan chuyên môn, Tết Nguyên Tiêu đều bắt nguồn từ những sự tích của Trung Quốc và câu chuyện về nguồn gốc của nó cũng có nhiều phiên bản khác nhau để người hiểu hơn về ngày lễ này chỉ mang tính chất tham khảo.

Tết Nguyên Tiêu trong năm 2024 rơi vào Thứ 7, ngày 24 tháng 2 Dương lịch.


Nguồn gốc của tết nguyên tiêu?


Theo nhiều nguồn tài liệu, Tết Nguyên Tiêu xuất hiện từ thời Tây Hán (Trung Hoa), có cô gái trẻ sống trong cung không được phép về thăm cha mẹ vào ngày 15/1 (âm lịch), quá đau buồn nên có ý định lao xuống giếng tự tử. Cảm động trước lòng hiếu của cô gái, vị quan cận thần của Hoàng đế nghĩ ra một kế giúp cô. Ông tâu vua rằng vào ngày 16/1, thiên đình sẽ sai hỏa thần xuống thiêu rụi kinh thành. Để tránh tai họa, trước đó một hôm, mọi người phải treo đèn lồng trước cửa nhà mình và ngoài đường.

Theo lệnh của Vua, vào rằm tháng Giêng, nhà nhà đều treo đèn lồng. Nhân lúc mọi người đang mải ngắm những chiếc đèn xinh xắn đó, cô gái trẻ đã trốn về nhà thăm cha mẹ mà không ai biết.

Từ đó trở đi, cứ vào ngày 15 tháng Giêng, cả nước sẽ treo đèn lồng và cung nữ được đoàn tụ cùng người nhà. Tết Nguyên Tiêu này dần được lan rộng và lưu truyền qua nhiều thời kỳ và ảnh đến các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.


Ý nghĩa tết nguyên tiêu?


Trong quan niệm của người Việt rằng “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”, chính vì thế các gia đình thường chuẩn bị rất kỹ lưỡng trong ngày này. Tết Nguyên Tiêu được hiểu là đêm trăng tròn đầu tiên của một năm. “Nguyên” được hiểu là thứ nhất, còn “tiêu” tức là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn có tên gọi khác là ngày lễ Thượng Nguyên, mục đích là để phân biệt với Tết Trung Nguyên (Rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng mười). Tuy nhiên người Việt Nam thường quen gọi là rằm tháng Giêng.

Vào ngày lễ này mỗi gia đình thường sẽ bày một mâm cỗ cúng để thể hiện lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên câu mong năm mới an lành và nhiều tài lộc.

Phong tục tết nguyên tiêu ở các nước Châu Á khác?


Tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam


Tết Nguyên Tiêu ở Việt Nam diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng, đây cũng là thời điểm mà nhiều người lên chùa cầu mong điềm lành, bình an trong năm mới. Ở những nơi có cộng đồng người Hoa sinh sống như Hội An, Sài Gòn Chợ Lớn... thì họ sẽ tổ chức nhiều hoạt động đặc biệt như: diễu hành trên đường phố, tổ chức nhiều trò chơi dân gian đố chữ, múa lân, trình diễn âm nhạc…


Tết Nguyên Tiêu của người Hoa – Trung Quốc


Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc còn được gọi là Tết Thượng Nguyên hay Tết Trạng nguyên. Người dân sẽ lên chùa cầu an cầu phước, ăn bánh trôi (gọi là “thang viên” – viên tròn trong nước), thi đoán hình thù trên lồng đèn, ngâm thơ, ghi ước nguyện lên đèn lồng và thả lên trời.

Tết Nguyên Tiêu tại các quốc gia khác:


Tết Nguyên Tiêu ở Hàn Quốc còn được gọi là lễ Daeboreum (대보름), đây là thời gian mọi người cùng nhau chơi trò chơi truyền thống Samulnori hoặc leo núi để trở thành người cầu may mắn và nhìn thấy mặt trăng đầu tiên.

Tại Nhật Bản tế nguyên tiêu được gọi là lễ Koshogatsu. Người dân sẽ tiến hành thả đèn lồng cầu nguyện với mong mong muốn có được vụ mùa bội thu. Thông thường, người Nhật Bản sẽ ăn cháo đậu đỏ vào buổi sáng của lễ Koshogatsu.

Tết nguyên tiêu ăn gì?


- Ở Trung Quốc, mỗi dịp Tết Nguyên Tiêu mọi người sẽ ăn bánh trôi, bánh táo đỏ, bánh yến mạch, há cảo…nhằm cầu mong sức khỏe, suôn sẻ trong cuộc sống.

- Ở Việt Nam, mọi người sẽ ăn bánh ú, xôi gấc, gà luộc, bánh chưng…vào dịp Tết Nguyên Tiêu để cầu cho gia đình được ấm no, hạnh phúc, may mắn.

- Đối với người Hàn Quốc, họ sẽ ăn Ogokbap – cơm nấu bằng 5 loại ngũ cốc và ăn Yaksin – thức ăn ngọt làm bằng gạo nếp và rượu gạo ướp lạnh. Còn tại Nhật Bản, họ sẽ ăn cháo đậu đỏ vào buổi sáng để cầu chúc vụ mùa bội thu.


Cách chuẩn bị mâm cúng tết nguyên tiêu của người Việt?


Cúng cỗ chay


Nhiều gia đình thường lựa chọn cỗ chay để cúng vào ngày rằm tháng Giêng để bày tỏ lòng thành kính. Khi chuẩn bị cỗ, bạn cần chuẩn bị các món ăn có nguyên liệu với 5 tông màu chủ đạo tượng trưng cho ngũ hành. Đặc biệt, gia chủ nên chuẩn bị số lượng món ăn theo số lượng khoảng 5 món, không nên chuẩn bị số chẵn.

Thông thường, nhiều gia đình sẽ lựa chọn các món ăn phổ biến như bánh trôi, chè, xôi đậu hoặc hoa quả… vừa tiện lợi lại rất dễ chế biến.


Cúng cỗ mặn


Cúng cỗ mặn lại có yêu cầu cao hơn so với cỗ chay. Bạn cần chuẩn bị đủ các món ăn với 6 đĩa: chả giò, bánh chưng, dưa muối/ củ kiệu, thịt gà, xôi và thịt heo cùng với 4 bát: canh mọc, canh miến, canh măng và canh bóng.

Tuy nhiên, đây cũng là những món ăn rất quen thuộc trong ngày Tết và mất nhiều thời gian nên phần lớn các gia đình đều chuẩn bị một mâm cơm mặn theo ý của bản thân. Cũng vì thế mà các món ăn truyền thống như canh mọc hay canh bóng dần được ít người lựa chọn trong mâm cỗ rằm tháng riêng.


Qua bài viết trên đây, chắc chắn bạn đã thêm nhiều thông tin về Tết Nguyên Tiêu, là một ngày lễ quan trọng trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Hãy chuẩn bị lễ thật tốt để tỏ lòng thành kính lên tổ tiên, ông bà, thần Phật cầu cho năm mới thịnh vượng, khỏe mạnh và thành công. Hãy theo dõi Bia Rượu Quà để có thông tin đầy đủ về bia nhập khẩu, rượu vang, rượu pha chế, rượu Vodka... và nhiều sản phẩm tiêu dùng gia đình.

[/tintuc]

BACK TO TOP
icon zalo