Các món ăn lá từ ngải cứu trị đau đầu, xương khớp hiệu quả
Hôm nay :

Hotline: 0982-184-670

[tintuc]


Lá ngải cứu là một vị thuốc chữa nhiều loại bệnh trong Đông Y, có vị đắng, tính ấm. Ngoải ra, lá ngải cứu cùng là 1 loại gia vị trong chế biến món ăn rất ngon và mùi vị độc đáo.

Theo Tây Y, ngải cứu chứa nhiều hợp chất rất tốt như tanin có tác dụng chống phù nề, mineol chống quá trình xơ hóa, làm giảm đau, thyon có tác dụng kích thích gân cơ, dây chằng giúp phục hồi cử động tốt cho xương khớp. Ngải cứu cũng chứa nhiều hoạt chất như cineol, dehydro matricaria este, tricosanol, tetradecatrilin hỗ trợ lưu thông máu não giúp giảm đau đầu hiệu quả mà rất lành tính.

Bia Rượu Quà sẽ giới thiệu đến bạn cách làm món ăn từ lá ngải cứu đơn giản với nguyên liệu và cách làm đơn giản là bài thuốc quý cho người nội trợ đưa vào thực đơn mỗi ngày.


Trứng rán ngải cứu


Đây là món ăn rất đơn giản mà nhiều người hay ăn trong bữa sáng, vị ngải cứu hơi đắng hòa cùng trứng vàng ươm bùi ngậy, thoảng hương thơm dân dã. Món ăn này đơn giản lại hợp khẩu vị nhiều người, có tác dụng chữa đau đầu, xương khớp, đau bụng phụ nữ vào chu kỳ hàng tháng.

Một cách khác để làm món ăn này là sử dụng ngải cứu thái nhở trộn cùng trứng đánh đều, nêm nếm gia vị vừa ăn. Sau đó, cho hỗn hợp này vào lá chuối tươi nướng trên than hoa, cách làm này cho ra hương vị mới lạ và rất ngon, dư vị đất trời như lan tỏa trong mùa đông. 


Trứng vịt lộn hầm ngải cứu


Món ăn giàu năng lượng, phù hợp với khẩu vị mọi lứa tuổi rất dễ ăn. Tuy nhiên, trứng vịt lộn khó tiêu do chứa chất đạm và cholesterol cao vì thế tránh ăn vào buổi tối dễ bị đầy hơi, không tốt cho hệ tiêu hóa. Thời điểm thích hợp nhất để ăn món ăn này là vào buổi sáng hoặc tráng miệng sau bữa ăn chính.

Cách làm:

- Rau ngải cứu nhặt lấy lá bánh tẻ và lá non, bỏ phần cọng cứng, lá già rồi rửa sạch, để ráo nước.

- Trứng vịt lộn chọn quả non, nhẹ nhàng cọ rửa sạch vỏ bên ngoài.

- Cho trứng vào hầm lửa vừa. Sau 10 phút khi trứng chín thì đập nhẹ để vỏ hơi nứt, cho rau ngải cứu vào hầm cùng để trứng ngấm dần hương vị từ ngải cứu để thêm phần bổ dưỡng.

- Món này nên ăn nóng, có thể kèm chút gừng thái sợi để tăng vị ấm nóng. Không ăn nguội vì món ăn dễ bị tanh.

- Ngoài trứng vịt lộn có thể thay bằng các nguyên liệu khác như chim câu, gà ác, tim lợn, óc lợn... hầm cùng ngải cứu cũng có tác dụng giảm căng thẳng, mệt mỏi và đau đầu hiệu quả.


Canh ngải cứu nấu thịt


Một món canh nóng hổi xanh tươi lá ngải cứu hơi đắng kết hợp thịt ngọt mềm đổi vị cho bữa cơm thêm ngon miệng.

Cách làm:

- Rau ngải cứu nhặt lấy phần lá non, lá bánh tẻ rồi rửa sạch, để ráo nước, cắt rối hoặc để cả cây tùy chọn.

- Thịt nạc băm nhỏ ướp với chút mắm, muối, hạt nêm cho thấm vị.

- Phi thơm hành, trút thịt nạc vào xào săn, căn lượng nước vừa đủ bát canh rồi cho vào. Khi nước sôi, cho rau ngải cứu vào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi múc ra ăn nóng.

- Món này không chỉ giúp an thần, giảm triệu chứng đau đầu mà còn chữa các bệnh của phụ nữ như kinh nguyệt không đều, đau bụng khi tới chu kỳ...

Ngoài chế biến các món ăn, có thể dùng ngải cứu sắc nước uống, làm túi chườm, xông hơi cũng tốt.

Chú ý: Vì ngải cứu chứa dược tính cao nên chỉ ăn một, hai lần mỗi tuần bởi nếu dùng nhiều có các tác dụng phụ. Những người có bệnh lý về viêm gan, sỏi thận, xơ vữa động mạch, phụ nữ mang thai ba tháng đầu thai kỳ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Hãy theo dõi Bia Rượu Quà để có thông tin đầy đủ về bia nhập khẩu, rượu vang, rượu pha chế, rượu Vodka... và nhiều sản phẩm tiêu dùng gia đình.

[/tintuc]

BACK TO TOP
icon zalo