Bia Việt hay bia nhập khẩu đang chiếm lĩnh thị trường trong nước?
Hôm nay :

Hotline: 0982-184-670

[tintuc]

Trong những năm gần đây, doanh thu của ngành bia liên tục tăng trưởng mạnh. Đây là lý do khiến Việt Nam trở thành thị trường rất màu mỡ cho các nhà đầu tư. Với số lượng nhà sản xuất bia ngày một nhiều khiến thị trường ngày càng trở nên sôi động. Và bạn có đang thắc mắc, không biết người Việt đang lựa chon bia trong nước hay bia nhập khẩu. Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!


Thị trường bia Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới

Thị trường bia Việt Nam có sức hút rất lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việt Nam luôn nằm trong những thị trường bia lớn nhất và phát triển nhanh nhất thế giới. Theo thống kê năm 2019, doanh thu với thị trường bia Việt Nam sẽ đạt 7,7 tỷ USD. Không những vậy, trong giai đoạn 2019-2023, tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường được dự báo sẽ tăng 5,6%. Và dự kiến ​​đến năm 2023, người Việt uống bia đạt 9,6 tỷ USD.

Đây là những tín hiệu đáng mừng, cho thấy triển vọng bùng nổ của ngành bia rượu, nước giải khát. Và dự kiến ​​trong tương lai mức tăng trưởng này sẽ tiếp tục tăng lên. Vì Việt Nam đang trong thời kỳ dân số trẻ và thu nhập bình quân của người dân ngày càng cao. Do đó, việc tiêu thụ các sản phẩm bia với giá thành cao, chất lượng tốt được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.


Bia ngoại chiếm lĩnh thị trường Việt Nam

Trong 3 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng sản lượng của ngành bia nội Việt Nam có dấu hiệu chậm lại. Nếu như giai đoạn 2007 - 2011 tốc độ tăng trưởng là 9,7% thì giai đoạn 2012 - 2015 đã giảm xuống chỉ đạt 7,3%. Và giai đoạn 2016 - 2018 chỉ tiêu này chỉ đạt 6,8%. Như vậy, thị trường bia trong nước hiện nay có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với cách đây 5-7 năm. Các doanh nghiệp trong nước chỉ có thể đủ khả năng để thống trị các thị trường ngách với tỷ suất lợi nhuận thấp hơn. 


Trên thực tế, các công ty sở hữu thương hiệu bia Việt Nam như Sabeco, Habeco, Carlsberg (Huda) đang có xu hướng giảm thị phần. Ngoài ra, sự xuất hiện của nhiều hãng bia ngoại vào Việt Nam cũng là nguyên nhân đẩy các doanh nghiệp trong nước vào thế khó. Các hãng bia nước ngoài tung ra các chiến lược tiếp thị để tăng thị phần, điều này đã tạo ra áp lực cạnh tranh gay gắt đối với các doanh nghiệp sản xuất bia trong nước.


Trong khi các hãng bia trong nước chững lại thì các hãng bia ngoại lại tăng cường mở rộng đầu tư. Thương hiệu bia mới cũng tìm đến thị trường Việt Nam để mở nhà máy sản xuất bia. Heineken với các nhãn hiệu bia ngoại (Heineken, Tiger...) tăng đáng kể. Ngoài ra, một vài thương hiệu bia Việt Nam cũng đã được các hãng bia nước ngoài mua lại.

Chẳng hạn, hãng bia Carlsberg (Đan Mạch) đang nắm nhiều cổ phần tại nhà máy bia BRVT. Tổng công ty Habeco cũng sở hữu 30% cổ phần trong liên doanh Nhà máy bia Đông Nam Á (Halida) và Công ty Bia Hạ Long.

Ngoài ra, Anheuser - Busch InBev - một trong những hãng bia hàng đầu thế giới cũng vừa khai trương nhà máy bia tại Bình Dương. Nhà máy có công suất 50 triệu lít bia/ năm và dự kiến ​​sẽ nâng công suất trong những năm tiếp theo.


Heineken - một trong bốn thị trường lớn nhất thế giới, cũng có chiến lược cạnh tranh với các nhà sản xuất bia trong nước. Mới đây, Heineken đã giới thiệu hai loại bia mới đánh vào phân khúc cao cấp. Tốc độ tăng trưởng của Heineken lên tới 71%.

Mặt khác, sắp tới, bia ngoại sẽ vào thị trường ngày càng nhiều do Việt Nam mở cửa, thuế nhập khẩu bia từ 35% sẽ giảm dần về 0%.

Trên thực tế, Các nhà đầu tư nước ngoài hiện đang buộc các nhà sản xuất bia trong nước phải thúc đẩy, đổi mới sản phẩm để có thể canh tranh trong bối cảnh này. Điều này sẽ rất có lợi cho người sử dụng sẽ lựa chọn được loại bia yêu thích với giá thành ngày càng hấp dẫn, hợp túi tiền. Đây là một trong những thuận lợi và cũng là thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Mong rằng chính phủ có những chiến lược phù hợp để cân bằng trong nước và những nhà đầu tư nước ngoài.
[/tintuc]

BACK TO TOP
icon zalo